THÔNG TẤN XÃ VỈA HÈ

THÔNG BÁO KÊU GỌI MEETING CỦA NHÂN SĨ TRÍ THỨC SÀI GÒN

Posted by adminttxvh trên Tháng Năm 9, 2014

KÊU GỌI ĐỒNG BÀO THÀNH PHỐ THAM GIA CUỘC MEETING  VÀO 09 giờ NGÀY CHỦ NHẬT 11-5-2014

THÔNG BÁO

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 8-5-2014

Kính gởi : Ông Chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Chúng tôi, những người nặng lòng với đất nước, rất ưu tư về vận nước, những nhân sĩ, trí thức, cựu tù chính trị trước 1975, những cựu chiến binh, một số thành viên của Câu lạc bộ Truyền Thống kháng chiến, một số cựu cán bộ của Thành Đoàn Thanh niên, các tầng lớp nhân dân, những người ký tên dưới đây, kính gởi đến ông Chủ tịch ý kiến sau đây :

– Phẫn nộ trước hành động ngang ngược và trắng trợn của Trung Quốc, đưa dàn khoan HD981 vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, chỉ cách đảo Lý Sơn thuộc tỉnh Quảng Ngãi 119 hải lý, cách đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam 18 hải lý, thuộc lô 143 trên bản đồ dầu khí Việt Nam, chúng tôi sẽ tổ chức một cuộc mít-tin lên án hành động phi pháp đó.

– Việc đưa giàn khoan vào tọa độ nói trên là hành động xâm lược có tính toán trong âm mưu nham hiểm lâu dài của Trung Quốc mà nhân dân Việt Nam muôn người như một, phải nâng cao cảnh giác, kiên quyết ngăn chận. Cuộc mít tin nầy nhằm khơi dậy lòng yêu nước của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là tuổi trẻ thành phố để làm chỗ dựa vững chắc cho cuộc đấu tranh ngoại giao và cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, quyết không để mất một thước biển, một tấc đất ông cha ta bao đời gìn giữ.

– Chúng tôi đề nghị ông Chủ tịch chỉ thị cho các cơ quan hửu quan của thành phố tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc mít tin tiến hành thuận lợi, vào lúc 9g ngày chủ nhật 11.5.2014 tại trước Nhà Hát lớn Thành phố.

Xin trân trọng cám ơn.

Thay mặt 55 người ký tên.

Huỳnh Tấn Mẫm.

DANH SÁCH 55 NGƯỜI KÝ TÊN VÀO CUỐI THƯ GỞI CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ

1. Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tp HCM

2. Huỳnh Tấn Mẫm, bác sĩ, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (trước 1975), Đại biểu Quốc hội khóa 6, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP HCM

3. Trần Quốc Thuận, luật sư, nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội

4. Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư thường trực Thành đoàn Thanh niên Cộng sản TP HCM, nguyên Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư (ITPC), TP HCM

5. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức Yêu nước TP HCM

6. Tống Văn Công, nhà báo, nguyên Tổng Biên tập báo Lao Động, TP HCM

7. Đào Duy Chữ, tiến sĩ, nguyên Phó chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam,TP HCM

8. Bùi Tiến An, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên cán bộ Ban Dân vận Thành Ủy TP HCM

9. Tô Hòa, nguyên Tổng biên tập báo Sài Gòn giải phóng, TP HCM

10. Nguyễn Thị Ngọc Lan, nguyên cán bộ công an TP HCM

11. Trần Thiện Tứ, nguyên Giám đốc Sở Kinh tế đối ngoại TP HCM

12. Nguyễn Văn Lê, nguyên Chánh văn phòng Ban Dân vận Thành ủy TP HCM

13. Nguyễn Văn Kết, nguyên Thư ký của đc Mai Chí Thọ, TP HCM

14. Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP HCM

15. Võ Thị Bạch Tuyết, Cán bộ hưu trí, TP HCM

16. Lữ Phương, nhà nghiên cứu, tpHCM

17. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh

18. GBt. Huỳnh Công Minh, linh mục Giáo phận Sài Gòn

19. Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, tp Hồ Chí Minh

20. Antôn Lê Ngọc Thanh – Linh mục DCCT Giáo phận Sài Gòn

21. JM. Lê Quốc Thăng, linh mục Giáo phận Sài Gòn

22. Giuse Đinh Hữu Thoại – Linh mục DCCT Giáo phận Sài Gòn

23. Trần Văn Long, nguyên Tổng thư ký UB vận động cải thiện chế độ lao tù miền Nam VN, nguyên Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Phó Giám đốc Tổng công ty Du lịch Thành phố (Saigontourist).

24. Cao Lập, cựu tù chính trị Côn đảo

25. Lê Khánh Luận, hội viên CLB Truyền thống kháng chiến- khối Thanh niên, TP HCM

26. Bùi Phạm Hoàng Lượng, nguyên Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Phú Nhuận

27. Đào Công Tiến, Nguyên Hiệu trưởng Đại học Kinh tế TP HCM

28. Trần Đình Bút. Giáo sư, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải

29. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP HCM

30. Hạ Đình Nguyên, nguyên Chủ tịch Ủy ban Hành động thuộc Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (trước 1975), cựu tù chính trị Côn Đảo, TP HCM

31. Lữ Phương, nhà nghiên cứu, TP HCM

32. Giang Thị Hồng (bà quả phụ Lê Hiếu Đằng), cán bộ hưu trí, TP HCM

33. Trần Minh Quốc, hội viên CLB Truyền thống kháng chiến- khối Thanh niên, TP HCM

34. Tô Lê Sơn, kỹ sư, TP HCM

35. Nguyễn Bá Thuận, nguyên chuyên gia ngành Vận trù, dự báo của Bộ Nghiên cứu khoa học và phát triển Đan Mạch, nhà giáo về hưu.

36. Lê Văn Tâm, Tiến sĩ Hóa, nguyên Chủ tịch Hội Người Viêt Nam ở …

37. Phan Tấn Hải, nhà văn, California

38. Nguyễn Thế Thanh, nguyên Tổng Biên tập báo Phụ nữ TP HCM

39. Lê Thân, nguyên cán bộ phong trào đấu tranh của nhân dân, sinh viên, học sinh tranh thủ dân chủ Thành phố Đà Lạt; cựu tù chính trị Côn Đảo

40. Hồ Hiếu , nhà giáo Sài Gòn , phong trào Tranh thủ Dân chủ Đà Lạt 1966, nguyên Chánh văn phòng Ban Dân vận Thành Ủy TPHCM

41. Huỳnh Kim Thanh Thảo, doanh nhân, TP HCM.

42. Huỳnh thị Minh Nguyệt, cựu sinh viên trong phong trào SVHS chốn Mỹ trước 1975

43. Trần Tố Nga, nhà giáo về hưu, cựu tù chính trị trước 1975, Huân cương Bắc Đẩu Bội Tinh  do Pháp trao tặng, hiện đang ở Paris

44. Nguyễn Kiến Phước, nhà báo, nguyên Đại diện Báo Nhân Dân ở phía Nam

45. Nguyễn Văn Hòe, hội viên CLB Truyền thống kháng chiến- khối Thanh niên, TP HCM

46. Văn Ngọc Tâm, cán bộ hưu trí nhà báo tự do

47. Lưu Trọng Văn, nhà báo, TP HCM

48. Lê Phú Khải, nhà báo, TP HCM

49. Phạm Đình Trọng, nhà văn, TP HCM

50. Nguyễn Thị Khánh Trâm, nhà nghiên cứu văn hóa, TP HCM

51. Nguyễn Mai Oanh, chuyên gia Nông nghiệp nông thôn, TP HCM

52. Minh Hiền, nguyên Tổng Biên tập báo Doanh nhân Sài Gòn, TP HCM

53. Phạm Chí Dũng, nhà báo độc lập, TPHCM

54. Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải.

55. Hồ An, nhà báo, TP.HCM

—————————————————————-

MỘT CUỘC GẶP GỠ LỠ LÀNG

Trước sự kiện nghiêm trọng về việc giàn khoan “HĐ 981” của Trung quốc tiến vào lãnh hải Việt nam để thả neo khoan dầu, bất chấp luật pháp quốc tế, vi phạm nặng nề chủ quyền Việt Nam,và đã gây ra sự va chạm của lực lượng hai bên, một phái đoàn thuộc những người đã ký tên vào“kiến nghị 72” ở TP Hồ Chí Minh đã “yêu cầu” tiếp xúc với Lãnh đạo UBND TP, được ông Chủ Tịch UBND Lê Hoàng Quân đồng ý và ủy nhiệm cho Phó Chủ tịch Hứa Ngọc Thuận tiếp Đoàn vào sáng hôm nay, ngày 8-5-2014. Ông Hứa Ngọc Thuận cũng đã hứa rằng cuộc tiếp xúc sẽ diễn ra lúc 11g, tại Văn phòng UBND TP.

Đoàn tiếp xúc gồm 10 vị sau đây :

Ông Huỳnh Tấn Mẫm, trưởng đoàn, cùng các ông Lê Công Giàu, GS Tương Lai, ông Trần Quốc Thuận, ông Trần Thiện Tứ, ông Võ Văn Thôn, ông Nguyễn Văn Kết, nhà báo Thái Thanh, và ông Hạ đình Nguyên.

Đến 10g12, ông Hứa Ngọc Thuận, Phó Chủ tịch UBND TP, nhắn lời xin lỗi vì bận việc. Sau đó một phó Văn phòng cũng bước vào và nói : Các anh lãnh đạo đi hết, không còn ai để tiếp, mời các chú, các anh về.

Những người trong đoàn rất ngạc nhiên về cung cách làm việc của cơ quan lãnh đạo TP, tự hỏi đây có phải là một loại văn hóa ứng xử đang phổ biến lâu nay không ? Với họ như thế, với dân thì thế nào ? Một số các vị trong đoàn đã từng có vai trò, từng ngồi và vào ra ở nơi nầy vào 10-15 năm trước cũng cần phải tự hỏi, mình có liên quan gì đến văn hóa ứng xử đó hôm nay không ? Trong phong trào đấu tranh chống bành trướng Trung quốc mấy năm qua, giới trẻ đã từng phê phán phái lớn tuổi có lập trường đấu tranh quá ư “mềm dẽo”

Một cuộc gặp gở thật là khó nói, nó lỡ làng làm sao !

Sài Gòn điểm tin

Posted in Thời sự trong ngày | Leave a Comment »

Nguyễn Hữu Vinh, bạn tôi

Posted by adminttxvh trên Tháng Năm 9, 2014

Năm 1974 tôi vào đại học. Trường tôi lúc đó có rất nhiều con em cán bộ cao cấp theo học, từ con Tổng bí thư, Thủ tướng, phó thủ tướng, bộ trưởng, ủy viên Trung ương…Vinh là một trong những số đó. Anh có tên là Vinh vì đã được sinh ra ở Vinh năm 1956, khi bố anh, ông Nguyễn Hữu Khiếu là Giám đốc Công an Liên khu Bốn.
nguyenhuuvinh_anhbasam
 Từ quê ra, nghe nói cậu này, cô kia là con ông nọ, bà kia nghe cũng chợn. Càng chợn hơn khi biết Vinh có điểm thi đại học rất cao, đủ đi nước ngoài, nhưng không hiểu sao lại vào đây cùng học với mình. Chính vì vậy nhiều lần Vinh rủ về nhà nó chơi (biệt thự 55 Phan Đình Phùng) mà mấy thằng nhà quê bọn tôi không dám. Nhưng mà, sau một thời gian ngắn thôi, cùng học, cùng chơi, cùng…ăn với Vinh tôi không hề nhận thấy một dấu hiệu nào cho thấy đây là một “cậu ấm” con quan bự. Tôi cũng không hiểu tại sao khi đó Vinh có biệt danh là “Vinh Trệt”. Hỏi, chính Vinh cũng lắc đầu: “Chắc chúng nó thấy tao giống Tàu”. Vinh học không xuất sắc, nhưng nổi tiếng là tay đàn ghi ta, có lẽ hay nhất trường trong hàng mấy thập kỷ. Anh là học trò yêu của nghệ sỹ ghi ta mù Văn Vượng. Ở cùng phòng với Vinh năm năm trời hầu như ngày nào cũng thấy Vinh luyện đàn, cũng nghe tiếng đàn của anh, đâm ra tôi cũng biết được, hiểu được thêm một số kiến thức và thông tin về âm nhạc, về các tác giả, các nhạc phẩm ghi ta nổi tiếng. Hàng năm, đến mùa hội diễn của trường, tác phẩm độc tấu ghi ta của Vinh luôn là tiết mục được chờ đợi của khóa tôi. Cho đến nay, bất kỳ lúc nào cứ nghe “Du kích Sông Thao” của Đỗ Nhuận là tôi lại nhớ tiếng đàn của Vinh, qua bản soạn cho ghi ta của Văn Vượng.
Những năm 1970 gian khổ, đời sống sinh viên càng khổ sở. Cuối tuần, như những sinh viên Hà Nội khác, Vinh cũng về nhà và đưa đến trường một số thức ăn, khi thì lọ ruốc, khi thì hộp bích quy, gói kẹo… Tối thứ bảy, sau giờ điểm danh, chúng tôi coi những thứ Vinh đưa vào như là chiến lợi phẩm, và trong giây lát đã xâu xé hết. Cả tuần lại cứ thế nhăn nhở với nhau. Hồi đó tôi làm “B phó”, chuyên lo báo cơm, cắt cơm, thanh toán cho cả B (tương đương trung đội). Mỗi khi vào nhà ăn, việc đầu tiên của tôi là phải đi kiểm đếm một lượt xem nhà ăn dọn cho B mình đủ suất đã báo không. Nếu thiếu thì phải đi lấy thêm, nếu thừa thì…cứ im lặng mà xực. Vinh cùng ăn với tôi một mâm, nên cứ mỗi lần tôi đi kiểm đếm, Vinh đều đi theo sau. Nếu thừa mâm nào, tôi nháy mắt là y như rằng cu cậu nhanh tay bê ngay đĩa thịt đưa về mâm mình. Ấy thế mà đưa được đĩa về mâm mình có khi cũng chẳng còn miếng thịt nào, vì dọc đường đi nó đã bị hàng chục đôi đũa và…những bàn tay đưa ra tấn công, cướp đoạt. Nhiều lần, vừa bê đĩa thịt, Vinh vừa làm động tác nhổ nước bọt phì phì vào đĩa, thế mà những tên cướp sinh viên xáu đói cũng không tha. Hình ảnh đó của Vinh cứ ám ảnh tôi mỗi khi nhớ về thời sinh viên đói khổ mà vui tươi.
Năm cuối, tôi đi thực tập tốt nghiệp ở Kiên Giang, Vinh đi An Giang, về huyện Châu Thành, cùng với Phạm Văn Nguyên. Một lần tôi đi giao ban ở Cần Thơ, nhưng tranh thủ lên An Giang chơi. Tối đó về Châu Thành, ba thằng kiếm được mấy con cá lóc khô, cùng năm lít rượu đế (đựng trong một hộp đạn). Chỉ có thế mà cò cưa hết cả. Trận ấy tôi say từ tối đến chiều hôm sau mới lên xe đò về Cần Thơ. Mười mấy năm sau ngửi thấy mùi cá lóc nướng vẫn buồn nôn!
Ra trường, Vinh về Bộ, tôi ở lại trường làm giáo viên. Vẫn thân thiết, vẫn liên hệ thường xuyên. Thời sinh viên không thấy Vinh viết lách gì, ra trường hai năm, bỗng thấy bài viết của nó về vụ Võ Đại Tôn, đăng trên Tạp chí của ngành. Bài viết quá sắc sảo đã làm tôi hết sức ngạc nhiên. Lúc đó có người cho rằng, chắc thằng này nhờ bố vợ nó (là Viện trưởng Viện KH Công an) viết hộ. Tôi không tin, nhưng vẫn không hiểu tại sao thằng này “bỗng dưng” viết giỏi thế. Hơn hai mươi năm sau, tôi mới hiểu rằng: Lẽ ra nó phải là nhà báo chuyên bình luận về chính trị, thời sự mới đúng!
Năm 1998, 1999, tôi trở lại Hà Nội học cao cấp chính trị ở Học viện HCM. Mấy lần Vinh đến, rồi mời tôi đến nhà, chỉ để nói một chuyện: Ra khỏi ngành, lập công ty thám tử tư! Từ kinh ngạc, đến bị thuyết phục bởi sự quyết liệt, đam mê của Vinh cho ý tưởng mới, tôi cũng chỉ có thể khuyên Vinh nên chọn “giải pháp an toàn”, như “chân trong chân ngoài”, hay xin về hưu non chẳng hạn. Thế nhưng, Vinh gạt đi và chấp nhận giải pháp sốc. Thế rồi, ngay khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực, công ty điều tra và bảo vệ của Vinh cũng ra đời, và là công ty duy nhất được cấp phép về lĩnh vực này. Rất quan tâm và hồi hộp với những hoạt động của bạn, tôi cũng mừng khi doanh nghiệp của bạn mau chóng được thị trường chấp nhận, xã hội hoan nghênh. Gặp, Vinh say sưa kể về những hợp đồng, không phải về khía cạnh tiền bạc, mà là về khía cạnh nhân văn. Cuốn phóng sự “Cuộc đời dưới vành mũ thám tử” (Báo Tuổi trẻ) phản ánh khá sinh động và chân thực những hoạt động của công ty thám tử tư đầu tiên và duy nhất của Việt Nam này.
Nhưng rồi, mấy năm nay Vinh lại rẽ sang một ngã rẽ khác, như một sự dấn thân. Tôn trọng sự lựa chọn của bạn, nhưng vẫn cứ canh cánh lo âu…Buồn lắm, bạn ơi!

Phạm Xuân Cần

Posted in Đọc & suy ngẫm | Thẻ: , | Leave a Comment »

NGHĨ VỀ “ANH BA SÀM” KHI ANH NGUYỄN HỮU VINH BỊ BẮT

Posted by adminttxvh trên Tháng Năm 8, 2014

3 hôm nay dư luận xôn xao chuyện Blogger Anh Ba Sàm (Nguyễn Hữu Vinh) bị bắt vì viết blog, theo điều luật 258. Nguyễn Hữu Vinh là người sáng lập trang ANH BA SÀM (hay BA SÀM) từ hơn 6 năm trước với slogan “Phá vòng nô lệ – Cơ quan ngôn luận của thông tấn xã vỉa hè). Đấy là một trang điểm tin hàng ngày (thỉnh thoảng có bình luận vài dòng rất ấn tượng), tổng hợp các tin tức từ báo trong nước và quốc tế, báo “lề phải” và “lề trái” và các thông tin tự do trên mạng, tuy nhiên, từ khi khởi đầu đến nay đều ưu tiên cho những thông tin về Trung – Việt, cảnh báo và phản đối những hành động xâm phạm chủ quyền VN của TQ. Mình rất thích trang BA SÀM vì chỉ cần nhấp chuột vào là biết được những thông tin nổi bật nhất hàng ngày với nhiều chiều hướng khác nhau, kể cả sự trái ngược thông tin khiến người đọc phải phân tích để tìm thấy SỰ THẬT.

Mình cám ơn BA SÀM, và đã có dịp gặp anh trong những cuộc biểu tình phản đối TQ xâm phạm lãnh hải, lãnh thổ Tổ quốc VN.

Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và giao diện blog BA SÀM

Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và giao diện blog BA SÀM

Vinh (Ba Sàm) thực sự là một nhà báo giỏi, có khí phách và lòng yêu nước. Anh đã làm được điều mà không nhà báo nào ở ta làm được (hoặc không giám làm). Những người bạn của tôi (trừ vài người không biết mạng là gì) đều đọc BA SÀM hàng ngày. Đến như nhà thơ TNH không biết nhấp chuột cũng nhờ con in ra những bài mà anh quan tâm để đọc. Khi chưa biết tên thật của Anh Ba Sàm, nhiều người đoán già đoán non: Anh Ba Sàm người Nam hay người Bắc? Thực ra anh gốc Quảng Trị, sinh ra tại Hà Nội, con trai của ông Nguyễn Hữu Khiếu, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng (2 khoá), đại biểu Quốc hội (3 khoá), Bộ trưởng bộ Lao Động, và là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tại Liên Xô. Anh cũng từng là thiếu tá an ninh, rồi bỏ lon, ra lập công ty Thám tử tư đầu tiên mang tên “Cty Điều tra và Vảo vệ-V” từ năm 1999. Nguyễn Hữu Vinh được báo Tuổi Trẻ từ năm 2006 giới thiệu như một nhân vật thám tử đặc biệt. Sau đó, Nguyễn Hữu Vinh có viết một số bài báo đăng trên báo giấy.

Đến 2007 phong trào viết blog trở nên sôi nổi, anh lập ra trang BA SÀM, lúc đầu nặng về thời sự quan hệ Trung – Việt, sau đó thêm những vấn đề thời sự nóng hổi. Blog BA SÀM đưa mạnh về vấn đề Trung Quốc nên nhiều lần bị hacke xâm nhập, có lần xoá sạch và để lại lời cảnh cáo bằng chữ Tàu. Gần 2 năm qua, anh chuyển blog BA SÀM cho một BTV ở nước ngoài quản lý, vì có nhiều sức ép.

Phải nói rằng, trang BA SÀM là một trang điểm thông tin báo chí bằng đường Link về Chính trị – Kinh tế – Xã hội – Giáo dục – VHNT rất thời sự. Nó cho mọi người tiếp xúc thông tin nhiều chiều để tìm ra sự thật trong cuộc sống đang đầy rẫy những bưng bít và sợ hãi. Nó làm theo tinh thần mà Luật báo chí cũng khẳng định “NHÀ BÁO PHẢI NÓI ĐÚNG SỰ THẬT”.

Nhưng Anh Ba Sàm đã bị bắt!

Không rõ Anh Ba Sàm khi bị bắt có bất ngờ không? Nhưng tôi thì rất bất ngờ về những vụ bắt người viết blog ở ta gần đây. Từ Trương Duy Nhất đến Phạm Viết Đào, và giờ là Nguyễn Hữu Vinh. Tôi vẫn nghĩ đó là những người viết có nhiều trăn trở và tâm huyết với nhiều vấn đề của đất nước trong giai đoạn cần lột xác để xây dựng xã hội thời kỳ mới đang quá nhiều khó khăn và phức tạp. Cách nói của họ không êm xuôi một chiều như những con vẹt được huấn luyện nói tiếng người, bởi đầu lưỡi của những con vẹt ấy phải bị cắt. Cao Bá Quát cũng đã thương hại mỉa mai đám người đó trong bài Vịnh con sáo: “Chỉ ưa bắt chước tiếng người nói/ Cho nên đầu lưỡi bị cắt thôi”. Những người viết thực sự, họ viết bằng máu từ trái tim họ chứ không phải viết bằng mực; và họ nói bằng cái lưỡi nguyên lành của họ chứ không phải cái lưỡi đã bị cắt xén. “Sự thật mất lòng”, đó là quan niệm xưa dĩ hoà vi quý, nhưng cũng nói lên nỗi cay đắng của những lời nói thật trước bạo quyền. Cho dù biết lời nói thật có thể bị mất lòng, có thể bị bắt, nhưng họ không làm thân con vẹt. Có như thế, những trang viết mới thực sự là tâm gan của họ.

Tuy nhiên, không phải chân lý lúc nào cũng thuộc về một cá nhân nào đấy, những người viết cũng có thể có cái cực đoan của họ, và phải hiểu được cái cốt lõi của cực đoan ấy mới đọc được cái tâm của người viết. Trên trang BA SÀM cũng có một số bài khác với quan điểm chính thống trong nước, nhưng qua đó, chính thống cũng biết được là họ khác mình cái gì, và vì sao khác? Nếu không có những đường Link như vậy, làm sao mình biết được họ/ đối phương đang muốn gì? Bây giờ cả thế giới phơi bày ở trên màn hình phẳng, không thể che dấu bất cứ điều gì, cho dù sự bưng bít của những chính thể độc tài ngày càng ngông cuồng và dữ tợn. Và hãy tin vào sự thông minh của con người, họ tự có những lựa chọn sáng suốt cho chính họ. Ngay việc có trang BA SÀM, tôi vẫn nghĩ nhiều lúc còn có lợi rất nhiều cho cả những người làm CA an ninh ở Việt Nam.

Tôi hy vọng sau vụ bắt bớ này, tình hình báo giấy, báo mạng, của tổ chức hay cá nhân sẽ sôi động hơn, sẽ dấn thân vì sự thật, vì lợi ích của nhân dân hơn. Vì ngay sự kiện Anh Ba Sàm bị bắt đã làm nổ ra một tinh thần tranh đấu mới trong làng viết trong nước và quốc tế. Và tôi cũng hy vọng rằng, Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh sẽ được trả tự do ngay trong đất nước mà hiến pháp và pháp luật đều bảo vệ QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN CỦA CÔNG DÂN.

Hà Nội, 8.5.2014

Nguyễn Trọng Tạo

Posted in Sự kiện nóng | Thẻ: , | 1 Comment »

SỰ THẬT CẦN BIẾT VỤ “TÀU SÂN BAY KHOAN DẦU” HD981 CỦA TRUNG QUỐC XÂM PHẠM VIỆT NAM

Posted by adminttxvh trên Tháng Năm 7, 2014

Mới đây, trên trang fanpage Na Son Photographer cho đăng tải một “câu hỏi” với mục đích chỉ trích việc Việt Nam không đưa “tàu ngầm lớp hộ vệ” ra ngăn chặn HD981 với nội dung như trích dẫn dưới đây:

“Một cái giàn khoan semi-sub tối tân nhất như cái trong hình này nếu tự chạy thì có thể đạt tối đa 3 hải lý/giờ. Nếu có tàu dịch vụ kéo (tug boat) thì tốc độ di chuyển cũng nhanh hơn đôi chút và khó vượt được 7 hải lý/giờ do kích thước to lớn cồng kềnh của nó.

Cái giàn CNOOC Hải Dương-981 của Tàu chắc cũng không thể di chuyển nhanh hơn. Vậy là trong mấy ngày trước nó được đưa vào biển Đông rất chậm rãi, từ từ. Nhà cháu chả hiểu khi ấy mấy cụ Đinh Tiên Hoàng (lớp hộ vệ Gepard gì đó hiện đại kinh khủng lắm) hay mấy cụ “hố đen” Hà Nội, TPHCM… đang ở đâu mà không ra cản nó lại? Tiền hàng tỷ USD của dân nhà cháu còng lưng bỏ ra không nhẽ chỉ để các cụ lượn quanh quân cảng để cho đám nhà báo chụp hình đăng bài khích lệ tinh thần?!”

Mình cho rằng đây là một câu hỏi ngô nghê, thiếu hiểu biết trầm trọng về Luật biển, Công ước Quốc tế về Luật biển; đồng thời đang đánh tráo khái niệm để kích động chỉ trích bằng những điều không thật.

Trước khi đi sâu phân tích, mình cần phải nhấn mạnh rằng vấn đề chủ quyền Biển đảo là rất phức tạp, việc xác lập và thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán liên quan cũng phát sinh nhiều phức tạp. Vì thế, nội dung dưới đây sẽ chỉ đề cập theo hướng bình dân hoá và đơn giản hoá khái niệm. Trong một số trường hợp, có những quy định chi tiết quá phức tạp đi kèm đã được mình che lấp đi nhưng đảm bảo không làm ảnh hưởng đến nội dung cần diễn đạt và không làm sai lệch tinh thần về mặt luật pháp.

1- CÁC THUẬT NGỮ NHẤT QUYẾT BẠN CẦN NẮM RÕ

>>> Khi bạn làm chủ một “mỏm đất”, bạn có chủ quyền với “mỏm đất” này. Nếu “mỏm đất” này là đất liền, chúng ta có chủ quyền với vùng đất liền. Nếu “mỏm đất” này là đảo, chúng ta có chủ quyền với đảo. Bất kể đó là đảo nổi (luôn luôn có phần nổi trên mặt nước kể cả khi thuỷ triều dâng lên cao nhất), đảo chìm, đảo nửa nổi nửa chìm hay bãi đá – bãi cạn.

>>> Vì một vùng đất thì rất méo mó, lô nhô chứ không phải hình tròn, hình vuông, tam giác hay tóm lại không phải được vạch ra bởi các đường thẳng, nên để xác định chủ quyền, người ta phải vẽ ra một đường biên gồm nhiều đường thẳng liền nhau bao vùng đất này lại. Các đường này gọi là đường cơ sở.

>>> Với các quốc gia ven biển như Việt Nam, khi vẽ đường cơ sở để bao vùng đất ven biển lại thì sẽ xuất hiện những vùng tiếp giáp nằm trong đường biên đất liền uốn éo với đường cơ sở thẳng thắn ở phía ngoài. Vùng “chêm vào” này được gọi là vùng nội thuỷ. Chúng ta có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán với vùng nội thuỷ.

>>> Chủ quyền tức là thể hiện vai trò sở hữu. Quyền chủ quyền là thực thi các quyền với khu vực thuộc sở hữu của mình, không cho thằng khác tự nhiên tới chiếm. Quyền tài phán là quyền làm trọng tài phán quyết, hiểu nôm na là quyền được làm ông nội thằng khác khi nó hiện diện trong vùng đó. Thí dụ ở quốc gia mày, thuỷ thủ được cởi truồng, nhưng qua tới khu vực mà tao có quyền tài phán thì tao phán quyết thuỷ thủ nhà mày không được cởi truồng, mày phải kêu chúng nó mặc quần áo vào.

>>> Sau khi được bao bọc lại bởi các đường cơ sở thẳng để xác lập vùng nội thuỷ, chúng ta “nới rộng” ra 12 hải lý để xác định vùng lãnh hải. Đây là vùng chúng ta có “quyền chủ quyền” và “quyền tài phán” trong khi các quốc gia khác có “quyền qua lại không gây hại”. Tức là nếu Trung Quốc, Nga, Nhật, Mĩ… họ đưa tàu của họ lượn qua lượn lại CHỈ để “thăm quan” thì chúng ta không có quyền đánh đuổi, đe doạ hay ngăn cản. Họ cũng chẳng cần phải xin phép. Trừ khi chúng ta phát hiện ra họ có những vấn đề làm phương hại đến chủ quyền của chúng ta thì chúng ta thực thi “quyền chủ quyền” để đuổi họ đi chỗ khác chẳng hạn.

>>> Từ vùng lãnh hải, nới rộng ra tiếp 188 hải lý (hay 200 hải lý tính từ đường cơ sở) là vùng đặc quyền kinh tế, là vùng biển mà chúng ta có quyền chủ quyền để thực hiện các việc như đánh bắt tôm cua cá mực, hút dầu hút cát, lắp đặt máy phát điện bằng sức gió, sức biển… Chúng ta đồng thời có quyền tài phán để cho hay không cho thằng khác làm những việc này. Trung Quốc không được đánh bắt tôm cua cá mực, không được hút dầu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Mặc dù Trung Quốc (và tất cả các quốc gia khác) được quyền tự do cho tàu chạy tới chạy lui (tự do hàng hải), cho máy bay lượn qua lượn lại (tự do hàng không) và Tự do đặt ống dẫn ngầm và dây cáp (thí dụ để kéo Inernet từ đất liền xuyên qua đại dương chẳng hạn).

Như vậy, việc HD981 thực hiện một hành trình “xuyên qua” vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà không thấy ông tàu ngầm nào ra ngăn cản là chuyện đương nhiên. HD981 chỉ không có quyền cắm vòi của nó xuống vùng này để hút dầu, bắt cá mà thôi. Thậm chí đừng nói là vùng đặc quyền kinh tế rộng tới 200 hải lý, nếu coi HD981 là một “du thuyền để các chân dài tắm nắng và ngắm cảnh” thì nó còn có thể tiến vào và chạy qua chạy lại vùng lãnh hải 12 hải lý ngay sát sườn của Việt Nam mình đấy chứ.

Thế nên “câu hỏi” trên fanpage Na Son Photographer đặt ra thực sự rất ngô nghê.

Để dễ hình dung, có thể coi lãnh thổ Việt Nam như một ngôi nhà. Phần tiếp giáp với biển là cửa nhà. Thế thì lãnh hải là cái mí cửa. Chúng ta “mặc nhiên” hiểu rằng mí cửa nhà mình… là của nhà mình! Ông hàng xóm không thể ngồi ở cái mí cửa nhà mình được, nhưng đi qua đi lại dẫm thẳng lên cái mí cửa đó cũng chẳng sao.

Còn vùng đặc quyền kinh tế có thể coi là cái “vỉa hè”. Chúng ta cũng thường mặc nhiên hiểu rằng chúng ta có quyền ra bán bún ở vỉa hè trước cửa nhà mình, trong khi dân tình vẫn chạy tới chạy lui chạy qua chạy lại.

Như vậy, việc duy nhất mà chúng ta có thể làm khi Trung Quốc đưa HD981 xuống Biển Đông và tiến vào vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta đó là đi theo nó và giám sát nó thật chặt. Để đảm bảo nó vẫn được “tự do đi lại” nhưng không được đánh bắt, không được thò cắm cái gì xuống vùng biển đó. Nếu thấy nó tự nhiên “đứng lại” một lúc lâu thì phải coi là việc bất thường và đề nghị… đi tiếp. Bởi vì trong thực tế, ông hàng xóm đi qua và đứng lại vỉa hè nhà bạn cũng có thể là do quần bị tụt, dép bị đứt, chân bị đau… chứ không phải ông đó cứ đứng lại là chuẩn bị bỏ bàn bỏ ghế xuống mua tranh bán cướp của chúng ta vài tô bún.

Trong thực tế, lực lượng cảnh sát biển Việt Nam và hải quân Việt Nam vẫn làm việc này từ trước đến nay như vậy. Chẳng có gì để mà chê trách. Và còn một thực tế nữa là Trung Quốc mới “đánh tiếng” về việc sẽ cho HD981 đứng ì cù lì ra đó và chuẩn bị chọc vòi xuống khoan dầu chứ việc này chưa diễn ra. Như vậy, làm gì có chuyện Việt Nam tự nhiên mang tàu ngầm tên lửa gì ra ngăn chặn hay bắn phá? Việt Nam chỉ nên điều tàu hải quân, cảnh sát biển ra xua đuổi kết hợp với phản đối ngoại giao và đánh động dư luận quốc tế mà thôi (Việt Nam đã làm rồi).

Hãy thử tưởng tượng, một bà quang gánh bán bún dạo đến vỉa hè nhà bạn và tự nhiên đứng lại bạn sẽ làm gì? Vén quần ra chửi “eh con chết bờ chết bụi kia, sao mày bán bún trước cửa nhà bà, gánh ngay đi chỗ khác bán nhé, không được bán ở đây đâu” hay bạn xuống bếp vác dao bầu lên xiên chết người ta?

Nhưng câu hỏi lớn nhất đặt ra ở đây là bạn (và chúng ta) sẽ phải làm gì nếu “cái con chết bờ chết bụi” kia cứ nhất quyết không đi? Và sau đó lại cố tình hạ quang gánh xuống bán bún ở ngay trước cửa nhà mình? Cá nhân tôi thì cho rằng nếu nó chỉ đứng đấy, tôi chửi mà không được thì tôi mang nước ra tôi xịt, tôi xuỳ chó ra xua đuổi thậm chí phải “dùng vũ lực” để dùng tay, dùng vai, dùng đít hất, đẩy, dúi nó xuống lòng đường. Còn cuối cùng nó nhất quyết nằm ra ăn vạ hoặc cứ cố tình hạ quang gánh xuống bán bún thì sẽ phải có đánh nhau thôi chứ đâu còn con đường nào khác!

NHƯNG CẦN PHẢI NHẤN MẠNH MỘT LẦN NỮA RẰNG HIỆN TẠI THÌ “CON QUANG GÁNH” KIA MỚI ĐỨNG LẠI VÀ “DOẠ” LÀ SẼ BÁN HÀNG CHỨ THỰC TẾ NÓ CHƯA LÀM GÌ CẢ.

Như vậy, phát biểu của Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 6/5 rằng “Việc Trung Quốc đưa giàn khoan [tới vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam] là một hành động khiêu khích và không có lợi cho việc duy trì hoà bình và ổn định ở khu vực” là chính xác. Đây không phải là phát biểu “tỏ ra thận trọng” như một số tờ báo bình luận. Đây là phát biểu rất đúng với tình hình hiện tại. Xét về mặt luật, con chết bờ chết bụi kia được quyền đi qua vỉa hè nhà mình, được quyền đứng lại hóng gió. Nhưng tự nhiên nó lại gánh gồng bếp, nồi, bún, cá… tới đứng đó và nói rằng chỉ để đi qua đi lại là quá lẻo mép, lươn lẹo và đang muốn khiêu khích còn gì nữa!

Bản đồ xác định vị trí giàn khoan HD-981 nằm bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam

Bản đồ xác định vị trí giàn khoan HD-981 nằm bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam

2- TẠI SAO TRUNG QUỐC “NGANG NGƯỢC” TUYÊN BỐ SẼ HÚT DẦU Ở VỊ TRÍ NEO ĐẬU HIỆN TẠI?

Chỗ mà HD981 đang neo đậu nằm gần “đảo” Tri Tôn, một “đảo” nằm trong vùng đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã dùng vũ lực ăn cướp của Việt Nam và chiếm đóng trái phép (dù vậy, Việt Nam vẫn trước sau như một tuyên bố chủ quyền không thể tranh cãi với tất cả các đảo này).

Trung Quốc cho rằng họ có chủ quyền với Tri Tôn / Hoàng Sa (của Việt Nam) nên có quyền chủ quyền với vùng lãnh hải 12 hải lý xung quanh và đang nỗ lực nới rộng 200 hải lý xung quanh cụm đảo thuộc Hoàng Sa của Việt Nam ra thành vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc.

Việc hung hăng “doạ” sẽ chọc vòi khoan của HD981 xuống vùng này là để bằng mọi cách hợp thức hoá vùng đảo đi ăn cướp, rồi hợp thức hoá luôn “lãnh hải” và “đặc quyền kinh tế” của vùng này. Trong khi cần phải nhấn mạnh rằng Tri Tôn vốn là bãi đá ngầm chứ không phải là đảo, càng không phải là đảo phù hợp cho người ở cho nên dù có trắng trợn ăn cướp và tuyên bố chủ quyền ăn cướp, Trung Quốc cũng không có quyền chủ quyền và quyền tài phán ở vùng này. Nhất là khi nó lại đang “chồng lấn” vào vùng đặc quyền kinh tế ĐƯƠNG NHIÊN VÀ KHÔNG TRANH CÃI của Việt Nam (nếu theo lý sự cùn về “chủ quyền ăn cướp” mà Trung Quốc tạm thời đang nắm giữ bất hợp pháp).

Tức là, bằng việc chọc vòi khoan của HD981 xuống vùng biển gần Tri Tôn, Trung Quốc sẽ hiện thực hoá được các ý đồ theo bậc thang từ cao xuống thấp như sau:

1- Cố gắng liên kết các đảo/bãi đá thuộc vùng đảo Hoàng Sa vào thành một cụm (trong khi các điều kiện tự nhiên, địa lý không cho phép làm vậy). Để từ đó coi “cả cụm” Hoàng Sa thuộc chủ quyền Trung Quốc.

2- Khi xác lập chủ quyền “cả cụm” như vậy, Trung Quốc sẽ tiến tới đớp luôn 12 hải lý xung quanh làm lãnh hải cho “cụm đảo Hoàng Sa”.

3- Tiếp đó, Trung Quốc liếm lốt 188 hải lý bên ngoài thành “Đặc quyền kinh tế” của mình.

4- Hợp thức hoá vùng đảo đi ăn cướp trở thành chủ quyền hợp pháp. Qua đó hô biến vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam (và các nước khác) biến thành vùg chồng lấn và chanh chấp.

5- Khi liên kết được các đảo/bãi đá ở vùng Hoàng Sa thành “một cụm” Hoàng Sa, chắc chắn Trung Quốc sẽ làm tương tự với Trường Sa, vì nước này đã ăn cướp nhiều đảo/bãi đá của Việt Nam ở vùng Trường Sa. Trung Quốc sẽ mở rộng lãnh hải, đặc quyền kinh tế ở “cụm Trường Sa” và dựa vào đó để lấn chiếm về mặt kinh tế, sau đó là về mặt lãnh hải với các đảo mà Việt Nam hiện đang quản lý và tuyên bố chủ quyền ở vùng Trường Sa.

6- Hợp thức hoá đường lưỡi bò 9 đoạn và liếm trọn Biển Đông.

3- VIỆT NAM CÓ THỂ LÀM GÌ LÚC NÀY?

Trong khi Việt Nam chỉ xây dựng được giàn khoan ở các mỏ Bạch Hổ, Sư Tử Vàng, Sư Tử Trắng, Sư Tử Nâu, Mỏ Đại Hùng… là những giàn khoan “cố định” thì Trung Quốc có một “tàu sân bay khoan dầu”. Cái phương tiện này nguy hiểm ở chỗ nó không đứng yên một chỗ như giàn khoan của chúng ta mà nó “như một cái tàu” nên được quyền đi lại. Tại vì Trung Quốc không thể mỗi ngày mang một cây sắt, một cục bê tông vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam để xây dựng đến khi thành hình một cái giàn khoan mà không gặp phản ứng gì. Nhưng họ lại có quyền bê một “cái tàu giàn khoan” đi lại tự do trên biển. Có thể coi đây là “Lợi thế cạnh tranh cốt lõi” dựa trên tiềm lực kinh tế và khoa học kỹ thuật của Trung Quốc mà chúng ta thực sự bó tay.

Chúng ta chỉ có thể “đối phó” bằng cách nâng cao năng lực tuần tra, giám sát, phát hiện và ngăn chặn sớm cho lực lượng cảnh sát biển Việt Nam và hải quân Việt Nam để sẵn sàng phương án xua đuổi “con quang gánh” chết bầm kia thôi.

Bên cạnh đó, về mặt ngoại giao và truyền thông, Việt Nam cũng nên thay đổi chiến lược, cần làm rõ cho dư luận Quốc tế hiểu rằng Hoàng Sa là một vùng đảo có nhiều đảo lớn nhỏ và bãi đá khác nhau. Để qua đó ngăn chặn việc hợp nhất cụm đảo, ngăn chặn việc bành trướng lãnh hải và đặc quyền kinh tế trong vùng đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc ăn cắp trắng trợn của Việt Nam. Cũng như cần phát đi thông điệp mạnh mẽ để các quốc gia khác nhận thức rằng việc HD981 khoan dầu tại vùng biển gần Tri Tôn không phải chỉ là vấn đề xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà là dã tâm hợp thức hoá đường 9 đoạn. Nếu điều này xảy ra, tất cả các quốc gia có quyền lợi liên quan và đang có tranh chấp chủ quyền đảo đều bị thiệt hại không thể cân đong đo đếm được.

Và cuối cùng, với chúng ta, những người trẻ, có học thức và khả năng suy xét đúng sai, hãy trang bị kiến thức cho bản thân để hiểu rõ bản chất vấn đề. Hãy đừng ném đá và chỉ trích một cách ngô nghê nữa.

Tác giả Nguyễn Ngọc Long

Posted in Sự kiện nóng | Thẻ: , | Leave a Comment »

Những Quả Bom Đoàn Văn Vươn

Posted by adminttxvh trên Tháng Tư 2, 2013

Ngày 2/4, TAND TP Hải Phòng sẽ tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án hình sự Đoàn Văn Vươn và đồng phạm với tội danh “giết người, chống người thi hành công vụ”. Dự kiến, phiên tòa diễn ra đến ngày 5/4. xem thêm ở đây..

Huy Đức

doan van vuonSẽ hiếm có phiên tòa nào được nhiều người quan sát như phiên tòa xét xử anh em nhà Đoàn Văn Vươn. Nếu vẫn cố thủ trong pháp chế XHCN thì áp dụng chuyên chính để trấn áp là chuyện không còn phải bàn. Nếu muốn gieo cấy những hạt giống pháp quyền thì mục tiêu của bản án phải là công lý.

Chỉ có tư duy trên nền tảng của sự mặc cảm và sợ hãi mới cho rằng nếu không trừng phạt anh Vươn là buông lơi chuyên chế, là sẽ có nhiều nông dân khác tiếp bước anh Vươn. Hành động của anh Đoàn Văn Vươn, trong sâu xa là một tiếng kêu oan chứ không phải là hành động của một người cùng quẫn. Đành rằng anh có tự “chuẩn bị vũ khí” nhưng trái bom mà anh tự chế không để gây sát thương, nó chỉ để tạo ra tiếng nổ.

Hành vi của anh Vươn có dấu hiệu chống người thi hành công vụ, bởi cho dù những người ấy thi hành một quyết định vô lương thì họ cũng làm việc đó nhân danh nhà nước. Hành vi của anh có dấu hiệu cố ý gây thương tích vì có làm bị thương nhẹ một số nhân viên. Nếu cố ý giết người chắc hẳn anh Vươn không dùng súng hoa cải bắn ở một tầm xa như vậy.

Đọc tiếp »

Posted in Sự kiện nóng, Đọc & suy ngẫm | Thẻ: , , , | Leave a Comment »

Tin thứ Bảy, 30-03-2013

Posted by adminttxvh trên Tháng Ba 30, 2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT
H2<= Ngư dân Bùi Văn Phải và Phạm Quang Thạnh đang sửa chữa lại con tàu bị Trung Quốc bắn cháy, sớm trở lại Hoàng Sa. – Nhổ neo, hướng ra Hoàng Sa(VNN).  –  Người thiết kế cột mốc chủ quyền Trường Sa (QĐND).   – ‘Không cần đợi đóng tàu mới, sớm đưa Cục Kiểm ngư vào hoạt động’ (GDVN).  – Đấu tranh hiệu quả với các vi phạm pháp luật trên biển (CP).  – Cảnh sát biển luôn sát cánh ngư dân (NLĐ). – Ra mắt trang thông tin điện tử UBND huyện Hoàng Sa (TN).- Trung Quốc lên giọng đe dọa về Biển Đông (TP). – Đồng Chuông Tử: TQ bắn cháy tàu VN ‘là chuyện tất yếu’ (BBC). Có thể nói để đến sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực trầm trọng như vậy, lỗi lớn là ở cách hành xử của lãnh đạo Việt Nam. Nhân nhượng và chiều chuộng Trung Quốc một cách thái quá. Trong khi lại chà đạp và xúc phạm lên tiếng nói, hành động của người dân lương thiện yêu nước chính đáng”. –  Trung Quốc: Dàn đồng ca trơ trẽn chối tội bắn tàu cá Việt Nam (Infonet). – AI MẠNH THÌ ĐƯỢC (DĐCN).  – Song Chi:Đương đầu với TQ-khó và dễ (RFA blog).- Bước leo thang nguy hiểm của Bắc Kinh (SGTT).   – Trung Quốc “ngày càng coi thường láng giềng”(NLĐ).  – Trung Quốc nghiên cứu chiến lược ’không thỏa hiệp ở biển Đông’ (PN Today). – Trung Quốc khẳng định quân đội sẽ hậu thuẫn mạnh mẽ trên Biển Đông (PT).  – Tàu lặn sâu nhất Trung Quốc khảo sát Biển Đông (VTC).  – Trung Quốc sẽ tập trận chung với ASEAN (PT).

– Bộ Ngoại giao Mỹ nói về vụ Trung Quốc bắn cháy tàu cá Việt Nam (VOA). – ‘Mỹ không muốn thấy Trung Quốc ỷ lớn ăn hiếp bé’ (VOA). “Cách cư xử của Trung Quốc có thể làm nhiều nước khác nghĩ như thế. Và quả là tôi có ý ám chỉ rằng một số khía cạnh trong cách cư xử của Trung Quốc có những đặc tính đó. Đấy không phải là cách để đạt một giải pháp hòa bình cho các vấn đề”.

Đọc tiếp »

Posted in Điểm tin | Thẻ: , , | 1 Comment »

Tin thứ Sáu, 29-03-2013

Posted by adminttxvh trên Tháng Ba 29, 2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT

H1<- Vang vọng lời tiên tổ! (DT). – Tặng thưởng ngư dân và thuyền trưởng dũng cảm bảo vệ cờ Tổ quốc (TN).  –Trao Huy hiệu Tuổi trẻ cho ngư dân bị bắn rụi cabin(TTXVN).  – Ngư dân không đơn độc (NLĐ).  – Quảng Nam hỗ trợ ngư dân bám biển (CP).   – Lực lượng lá chắn cho ngư dân vẫn đang viết quy chế (PN Today).

– “Còn sống, tôi còn ra Trường Sa!” (Nguyễn Đại Hoàng)(Anh Vũ). – Ôi Đất nước tôi! (Nguyễn Hữu Quý). “Sẽ về đâu Đất nước tôi ơi/ Nếu mai này ta không còn Biển nữa?/ Cứ để giặc Tàu nghênh ngang, diễu võ…/ Tội lỗi này quy thuộc về ai?”. Cổ nhân có câu: “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”, đất nước thịnh hay vong, người dân thường cũng phải có phần trách nhiệm. Mỗi người góp một tay, cùng làm cái gì đó cho đất nước này. Mọi việc lớn, nhỏ đều có ích. Nếu chúng ta đã làm hết sức mình, đất nước này dẫu có bị mất, chúng ta cũng không có gì để ân hận hay nuối tiếc, bởi chúng ta đã làm hết khả năng của mình rồi.

– ‘Tàu chiến Mỹ cần gia tăng hiện diện ở Biển Đông’ (VNN). “Chúng ta đang mất uy tín với các đồng minh và bạn bè bằng cách không can dự. Trung Quốc hiểu việc Mỹ không hành động là tín hiệu đèn xanh để họ tiến tiếp”.

– Bản đồ cổ TQ khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa của VN (KT).  – Ảnh ‘độc’ chủ quyền Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa (TP).

Đọc tiếp »

Posted in Điểm tin | Thẻ: , , | 1 Comment »

Tin thứ Năm, 28-03-2013

Posted by adminttxvh trên Tháng Ba 28, 2013

Đào Tuấn: Các đồng chí đang đứng thì kiếm ngay một cái ghế, ngồi cho vững để nghe tin bỏng mắt sau đây:

Tin vỉa hè cho biết anh # của chúng ta được đề cử chức Bộ trưởng Bộ Tài chính. Nếu không có gì thay đổi, kỳ họp QH tháng 5 tới đây, CP sẽ đề xuất và QH sẽ chính thức phê chuẩn. Anh í ngồi ghế thủ quỹ ôm két sắt quốc gia chắc cũng chả có gì lạ. Từng gù bẩm sinh từng ngồi ghế kế toán trưởng một tổng công ty. Có bằng tiến sĩ. Có tham vọng. Và nổ như pháo. Thảo nào đánh bóng độ này hơi bị ghê.

Việc đầu tiên mà tân bộ trưởng Tài chính làm, đố biết sẽ là gì (Gợi ý chút là hồi mới nhậm chức, trong kỳ họp QH đầu tiên, anh # đã xin điều chuyển tiền từ dầu khí sang vận tải. Và hiện giờ là các loại đề án, chẳng hạn phí hạn chế phương tiện). Quả này chúng ta tha hồ có chỗ tiêu tiền.

Nhắc lại đây mới là tin vỉa hè. Nhưng cũng lưu ý lại cái, tin nhân sự xứ Vịt ta vỉa hè nào sau đó cũng thành sự thật.

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT

H3<= Con tàu rách nát như đất nước này tan nát! – Chủ tàu bị Trung Quốc bắn ở Hoàng Sa ‘sẽ lại ra khơi’ (VOA).“Biết là bên Trung Quốc sẽ gây khó khăn, nhưng mà vẫn phải tiếp tục ra khơi để mình giữ lại chủ quyền của mình và đồng thời yêu cầu nhà nước mình phải lên tiếng để giành lại chủ quyền, không để Trung Quốc xâm chiếm nữa”. Đâu rồi QĐND Việt Nam anh hùng, đã từng “đánh bại” hai đế quốc hùng mạnh nhất thế giới, sao lại để trách nhiệm giữ gìn chủ quyền biển đảo cho ngư dân VN? – Quyết bám biển đến cùng (TN). – Biển của mình, sao phải sợ Trung Quốc! (NLĐ). – Hỗ trợ ngư dân trở về từ Hoàng Sa (TT).  – Hỗ trợ tiền cho tàu cá bị Trung Quốc đuổi bắn (Tin tức).

– Giết gà doạ khỉ (FB Người Buôn Gió). “… thấy chuyện tranh chấp biển đảo, bọn Trung Quốc tranh giành khắp nơi, nhưng với Phi, Nhật thì Trung Quốc chỉ lớn tiếng còn đâu chưa thấy làm gì thật sự. Riêng với ông em Việt Nam một lòng một dạ phục tòng thì chốc nó lại lôi dân của ông em ra giết hại, bắn phá rồi tuần tiễu, xây dựng…”. – Lý Nam Phong: Phải làm gì hay vẫn cứ …lặng thinh? (Phair Zios).

– Trung Quốc nói về vụ bắn tàu cá Việt Nam (BBC).  – Bộ Quốc phòng TQ thừa nhận bắn tàu Việt Nam (VNN).  – Vụ bắn tàu cá Việt Nam: Thủ phạm là tàu hải quân Trung Quốc (TN). – Trung Quốc công nhận đã bắn pháo sáng vào tàu Việt Nam (RFI).  – Trung Quốc ‘chỉ bắn pháo sáng cảnh cáo’(BBC). – Ngô Sỹ Tồn lại xuyên tạc vụ tàu QS Trung Quốc bắn cháy tàu cá Việt Nam (GDVN).

Đọc tiếp »

Posted in Điểm tin | Thẻ: , , | Leave a Comment »

Tin thứ Tư, 27-03-2013

Posted by adminttxvh trên Tháng Ba 27, 2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT

“Người đưa thư” của Trường Sa (QĐND).  – Sinh viên với ngày hội biển đảo quê hương (TT).  – Đề án đưa thanh niên ra đảo (VOV)

H2 <- Tàu cháy nhưng quyết không để cháy cờ Tổ quốc (TP). – Tống Văn Công:  Khi tàu Trung Quốc nổ súng vào tàu cá Việt Nam (LĐ/ ANTĐ).  – Ngăn chặn ngay những hành động ngang trái của Trung Quốc (TT).   – Tan hoang tàu cá Việt bị tàu Trung Quốc bắn (TP). –‘Chúng tôi không tin mình sống sót khi tàu bị bắn (VNE).  – Kinh hoàng một chuyến đi biển (SGTT).  – Cấp thiết bảo vệ ngư dân (NLĐ).  – Một lòng sống chết với Hoàng Sa! (DT).  – Việt Nam : Báo chí đồng loạt tố cáo Trung Quốc bắn cháy tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi (RFI).

TQ bác bỏ kháng nghị của Việt Nam về vụ tấn công tàu đánh cá (VOA). – Trung Quốc không xác nhận đã bắn vào tàu cá Việt Nam (RFI). – Trung Quốc: Việc bắn tàu cá Việt Nam là hợp pháp (RFA).  – Trung Quốc tuyên bố vụ bắn tàu cá Việt là ‘chính đáng và cần thiết’! (TP). – TQ bóp méo sự thật vụ bắn tàu cá Việt Nam (VNN).

– Hồng Lỗi “chối” trắng trợn vụ tàu Trung Quốc bắn cháy tàu cá Việt Nam (GDVN).   – Hồng Lỗi, phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc: ‘Ngư dân VN nên tránh vào vùng biển TQ’ (BBC). “Chúng tôi hy vọng phía Việt Nam tiến hành các bước nghiêm túc nhằm cải thiện việc giáo dục và quản lý ngư dân để tránh các hoạt động trái phép như vậy”. Từng bước leo thang, Trung Quốc đã biến vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam thành vùng biển tranh chấp, rồi từ tranh chấp, hô biến thành vùng biển của Trung Quốc. Phản ứng phía Việt Nam, ngoại trừ người phát ngôn Bộ Ngoại giao lên tiếng phản đối chiếu lệ lâu nay, lãnh đạo đảng và nhà nước vẫn “án binh bất động”. Nếu Trung Quốc tiếp tục nã đạn vào ngư dân Việt Nam, lãnh đạo đảng nhà nước sẽ làm gì để bảo vệ ngư dân? Nếu không bảo vệ được ngư dân đánh cá hợp pháp ở vùng biển Việt Nam, liệu những người lãnh đạo này có nên tiếp tục làm lãnh đạo?

Đọc tiếp »

Posted in Điểm tin | Thẻ: , , | 2 Comments »

Tin thứ Ba, 26-03-2013

Posted by adminttxvh trên Tháng Ba 26, 2013

CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT

Trung Quốc bắn cháy cabin tàu cá Việt Nam ở Hoàng Sa (NLĐ).  – Bài này báo TP đã đăng lúc 9h17′ ngày 24/3, sau đó hạ xuống, bây giờ đưa lên lại: Tàu Trung Quốc bắn tàu cá Việt (TP). – Tàu Trung Quốc bắn cháy tàu cá Việt Nam ở khu vực Hoàng Sa (RFI).  – TQ bắn cháy tàu cá VN ở Hoàng Sa (BBC).  – Quân y đảo Song Tử Tây: Kịp thời cấp cứu ngư dân bị nạn (QĐND).

– Blogger Nguyễn Thông bình luận trên FB: “Ngày mai khi đọc báo giấy chắc mình phải chuẩn bị sẵn chai nước cứu hỏa bởi báo nào cũng đăng cái tin ‘nóng hổi’ tàu cá VN bị tàu chiến Trung cộng bắn cháy. Đồng loạt ra quân, khí thế phơi phới, chả bù cho hôm trước, hôm trước nữa, làm mình cứ chờ mãi. Cũng tội nghiệp cho anh cu Tiền Phong, nhanh nhảu cầm đèn chạy trước tuyên giáo, vừa bị cấp trên phê bình bắt lột, vừa bị mạng miếc chửi cho te tua vì cua lột”. – CỨ ĐỂ YÊN XEM SAO! (Phương Bích). Cứ để đó, đã “có đảng và nhà nước lo” rồi. Lần sau ngư dân đi đánh bắt cá ngoài đó, ráng mời đảng và nhà nước đi theo, chắc “bạn vàng” hổng dám “bùm” đảng và nhà nước ta đâu?

– Đây rồi, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã được phép mở miệng, sau mấy ngày im hơn lặng tiếng: Yêu cầu Trung Quốc điều tra, xử lý nghiêm vụ bắn tàu cá Việt Nam (Chinhphu).  – Điểm tin 25.3 (Nguyễn Thông). “Cha bố thằng Tàu dám bắn cháy thuyền của ngư dân ta làm ăn lương thiện/ Sau mấy ngày lặng im, bữa nay chú Thanh Nghị đã mở mồm:/ ‘Vụ việc hết sức nghiêm trọng, yêu cầu Trung Quốc phải điều tra, xử lý’/ Chả biết bạn vàng Tập Cận Bình có chịu nghe không?” – Việt Nam phản đối Trung Quốc bắn cháy tàu cá của ngư dân (VOA).  – “Tàu TQ nổ súng là sai trái, vô nhân đạo” (VNN).   – Yêu cầu Trung Quốc điều tra, xử lý nghiêm vụ bắn tàu cá Việt Nam (CP).  – Yêu cầu Trung Quốc bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam (VOV).  – Yêu cầu TQ xử lý sai trái, bồi thường cho ngư dân VN (TTXVN).  – Phải chặn ngay ý đồ đen tối (NLĐ).

Đọc tiếp »

Posted in Điểm tin | Thẻ: , , | 3 Comments »